Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Chính phủ VN tự ‘đóng cửa thắng’ vụ Trịnh Vĩnh Bình

hianuoc_vietThaoluan9tinhlamVN-NewsVN-Politics


Ông Trịnh Vĩnh Bình ra khỏi tòa án ở Paris ngày 28/9/2017
Với hình ảnh phấn kích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng Tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy sẽ có một chiến thắng cho ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ được tuyên vào ngày 31/8 tới.
Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng Tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một tuần qua khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa.
Trước khi đi vào đánh giá vụ án của ông Bình, tôi xin cung cấp thông tin 2 vụ kiện trước đây liên quan đến các cơ quan Chính Phủ Việt Nam, đó là vụ HLV trưởng đội bóng đá Việt Nam Letard kiện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, và vụ ông Liberati kiện Hãng Hàng Không Vietnam Arlines (VNA). Cả 2 vụ này phía Việt Nam đều thua kiện vì những “nhận định ngây ngô” từ phía lãnh đạo, và đến vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, Chính Phủ cũng không rút ra kinh nghiệm mà còn tiếp tục đi vào vết xe đổ của Liên đoàn bóng đá và VNA.
Vụ Liên Đoàn Bóng đá VN thua vì “thiếu hiểu biết” luật quốc tế:
Vụ việc bắt đầu khi Liên Đoàn Bóng đá VN sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) để yêu cầu Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu nại với kết luận nghiêng về phía Việt Nam, xử thua ông Letard.
Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và thông báo cho Liên Đoàn Bóng Đá VN biết và yêu cầu Liên đoàn bóng đá VN cung cấp thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử nhưng Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng thèm tham dự.
Lý do của việc “không quan tâm đến vụ kiện” là do các quan chức lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá VN khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện ra Tòa Trọng tài Thể Thao ở Thụy sĩ không phải là phương phức để giải quyết tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra tòa Thụy Sỹ, nếu thua “mà ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau”.
Phiên tòa vụ này được mở ra mà không có bị đơn là Liên Đoàn Bóng đá VN. Thế là nguyên đơn đươc dịp tha hồ vạch tội. Kết quả là Tòa trọng tài Thể thao xử ông Letard thắng kiện, yêu cầu Liên Đoàn Bóng đá VN bồi thường hợp đồng cho ông Letard với số tiền gần 200 ngàn đô ( 3 tỷ đồng Việt Nam thời đó). Áp dụng hình thức chế tài nếu không thi hành án thì Liên Đoàn Bóng đá VN sẽ bị cấm tham gia tất cả các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm.
Lúc này các quan chức Liên đoàn bóng đá VN mới “té ngửa” ra, là phán quyết của tòa này lại có hiệu lực pháp lý cao hơn phán quyết của FIFA, mà FIFA cũng phải thi hành bản án của Tòa Trọng tài Thể thao.
Thật ra việc khởi kiện cũng rất đơn giản, khi trong Quy chế giải quyết khiếu nại của FIFA nêu rõ, khi tranh chấp xảy ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA thì các bên có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sỹ, và các phán xử của Tòa án này là có hiệu lực cuối cùng mà FIFA cũng phải đảm bảo thi hành. 
Thế là Liên đoàn Bóng đá VN mới chịu báo cáo lên chính phủ và cầu cứu. Ngân sách nhà nước cấp cho Liên đoàn bóng đá VN vào năm đó được 3,7 tỷ, đã bị ông Letard “xơi” mất 3 tỉ. Quá đau! Vụ này thua vì ra cuộc chơi quốc tế mà thiếu hiểu biết luật quốc tế.
Đến vụ thứ 2, Vietnam Arlines (VNA) thua vì xem thường tòa án nước ngoài
Vụ việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Arlines (VNA) ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi phí cho ổng vì VNA đã Ủy quyền cho một Đại lý VNA thuê ổng làm việc. Đại lý này bị phá sản, ổng đành nắm đầu VNA đòi tiền. Phiên tòa mở ra, tòa triệu tập nhưng Vietnam Arlines cũng không cử người tham dự, theo kiểu “ta chả liên quan”. Sự vắng mặt của bị đơn làm Tòa án Ý nhanh chóng tuyên Liberati thắng kiện, buộc Vietnam Arlines phải thanh toán cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro.
Đứng trước phán quyết này lãnh đạo Vietnam Arlines đánh giá phán quyết ở Tòa án nước Ý dễ gì thi hành được ở Việt Nam khi Vietnam Arlines là “con cưng” của nhà nước, Vietnam Arlines cũng chẳng có tài sản ở Ý thì… “làm gì được nhau”.
Đúng là suốt gần 7 năm sau đó án này không thi hành được, vì ở Ý không có gì để chế tài được VNA. Rồi bỗng một ngày của năm 2002, luật sư Liberati phát hiện VNA đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp, đây là cơ hội ngàn vàng, đảm bảo cho việc thi hành án của VNA. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp “thi hành hộ”, đó là cách làm của luật sư đại diện cho ông Liberati.
Giữa Ý và Pháp đều thuộc khối Liên minh Châu âu. Đây là một Liên minh gần như nhất thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ với nhau. Thế là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA tại Pháp để đảm bảo thi hành án.
Điều buồn cười trong vụ này, lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán là 1,3 triệu euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê mấy luật sư để “gỡ” vụ phong tỏa tài sản ở Pháp. Kết quả cuối sau một thời gian kiện cáo của VNA, gỡ đâu không thấy mà cuối cùng cũng thành “gỡ ghẻ”. Kết quả cuối cùng là VNA phải thanh toán bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán cho bên nguyên đơn thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư cho bên họ, vì VNA là bên thua kiện.
Vụ này VNA thua đau vì đã xem thường thẩm quyền và khả năng thi hành bản án của Tòa án quốc gia Ý.
Hai bài học trên đã có, đến vụ thứ 3, trở lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ đã đi vào vết xe đổ của Liên Đoàn Bóng đá và VNA dù hiểu biết luật chơi của quốc tế nhiều hơn, nhưng vẫn còn mang tư duy thiếu tôn trọng luật chơi quốc tế.
Có thể kể ra một số lỗi của Chính Phủ trong vụ này như sau:
Thứ nhất, Chính phủ đã không thi hành đầy đủ các cam kết với ông Bình theo như Thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006, đó là việc trả lại tài sản đất đai và nhà xưởng đã tịch thu của ông Bình. Nếu vào thời điểm này Chính Phủ quyết tâm thực hiện thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore thì có thể chỉ phải bỏ ra khoảng 20-30 triệu đô thu hồi đất đai để trả lại hoặc có thể tìm kiếm sự thỏa thuận riêng với ông Bình nhận tiền thay cho nhận đất đai. Tuy nhiên, chính phủ đã làm ngơ, không tiến hành thực hiện cam kết này, để rồi sau mười năm dẫn đến việc ông Bình tái khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường đến ít nhất 1,25 tỷ đô.
Ông Bình đòi đến ít nhất 1,25 tỷ đô nghe có vẻ như là bất hợp lý. Nhưng vào tay các luật sư quốc tế là đều có cở sở. Luật sư cũng chẳng khó khăn gì để chứng minh cho việc giá thành đất đai tại Việt Nam của ông Bình từ lúc bị tịch thu đến nay đã tăng lên hàng trăm lần. Hay đòi những thứ mà trong Thỏa thuận ở Singapore trước đây không có như: đòi tiền bồi thường thiệt hại khi bị giam giữ bất hợp pháp theo án lệ quốc tế, và các tài sản có thể đem lại lợi nhuận sau 20 năm của ông Bình, bồi thường tổn thất về tinh thần sau hàng chục năm, chi phí thuê luật sư v.v.. 
Cái này gọi là “không chịu đền 1 theo cam kết ban đầu, cuối cùng tòa xử phải đi đền 10”.
Lỗi thứ hai, Chính phủ đã thúc đẩy ông Bình đi kiện.
Lưu ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản “hợp lý” cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa trọng tài. Nói dễ hiểu sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn “tiền tố tụng” – tức tòa trọng tài chuẩn bị xử, 2 bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa sẽ ngưng xử. Vì vậy, thỏa thuận này sẽ không được xem là một bản án của Tòa trọng tài để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba. Có lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ “lơ là” không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính Phủ VN để thi hành cái Thỏa thuận đã ký ở Singapore. Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa trọng tài nhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba.
Rõ ràng việc ông Bình là một công dân Hà Lan khởi kiện chính phủ VN ra tòa, tòa thụ lý xét xử theo thủ tục tố tụng là một bất lợi rất lớn cho chính phủ VN vì Chính phủ hầu như không có cửa thắng kiện trong vụ việc này.
Thắng sao được khi Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam-Hà Lan, tại điều 6 nêu rõ: “không một Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia“. Gỡ sao được khi có sự vi phạm lộ liễu và quá rõ ràng như vậy.
Lẽ ra, nếu Chính phủ nhận định sáng suốt hơn thì thấy rõ cửa thắng duy nhất cho Chính phủ trong vụ này là nằm ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình, để qua hình thức này thể có thương lượng hạn chế thấp nhất số tiền phải bồi thường. Nhưng việc không thực hiện đầy đủ các cam kết ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình trước đây, đã làm cho cửa thắng của Chính Phủ tự khép lại, khi ông BÌnh yêu cầu mở phiên tòa và xử theo tố tụng.
Khi bản án được xét xử theo thủ tục tố tụng được Tòa Trọng tài ở Paris đưa ra, nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài. Khi thua kiện, mà Chính phủ không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của ông Bình sẽ canh me tiền và tài sản của Chính phủ VN nằm trên lãnh thổ của 150 quốc gia này, là họ có quyền yêu cầu Tòa án ở quốc gia ấy phong tỏa tài sản và nhờ thi hành bản án của Tòa trọng tài.
Luật sư của ông Bình không dại gì nhờ mấy tòa án quốc gia đã tham gia Công ước như Trung Quốc, Lào hay Cambodia thi hành án mà chắc chắn họ sẽ chọn các quốc gia có nền pháp quyền, tòa án hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị như tòa án ở các quốc gia thuộc EU, Mỹ, Úc, hay Canada… Tòa án ở các quốc gia này họ sẽ “đè ra vặt” không thiếu một xu.
Hết cứu!
Thử hỏi một quốc gia đang trên đường hội nhập quốc tế, mà để xảy ra những vụ việc như vậy có đáng trách và đáng xấu hổ không? Nếu ông bà lãnh đạo nào đã làm ẩu trong vụ này tự bỏ tiền túi ra đền thì cũng chẳng có gì đáng trách, đằng này họ cứ moi tiền từ ngân sách nhà nước – là tiền do người dân đóng góp để bồi thường. Thế mới đau!
Phạm Lê Vương Các (FB)

KH - Những con Rô Bô giết người Bác sĩ Trần Mộng Lâm

Những con Rô Bô giết người
Bác sĩ Trần  Mộng Lâm

Những con Rô Bô giết người
Trong những thập niên sắp tới, chúng ta sẽ thấy xuất hiện trong quân đội, nhất là quân đội Hoa Kỳ,  nhiều người lính đặc biệt : Những đội quân rô bô. Những người lính không bao giờ biết đói, không biết nhỏ lệ khi đồng đội ngã xuống, không biết sợ hãi , không lãnh lương, không có quỹ hưu bổng, và có thể bắn cả ngàn viên đạn trong một phút và nhất là không bao giờ biết trái lệnh cấp trên.
Những con rô bô biết chiến đấu là những thực thể không thể tránh trong tương lai. 
Vào khoảng tháng bẩy năm 2016, tại Dallas, Hoa Kỳ, Micah Johnson, 25 tuổi, ám sát năm người cảnh sát da trắng rồi rút vào cố thủ trong một garage. Ông David Brown cảnh sát trưởng Dallas đến thương lương với hung thủ và cho anh ta biết là anh có thể chọn giải pháp ra đầu hàng hay cố thủ. Micah Johnson chọn giải pháp thứ hai và sau đó bị giết, thân thể tan tành vì một con rô bô. Cảnh sát trưởng sau đó giải thích : Chúng tôi bắt buộc dùng giải pháp này vì không muốn mất thêm một người cảnh sát nào. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc trọng đại trong ngành cảnh sát nói riêng, và trong các lực lương vũ trang nói chung.
 
Trong quân đội Hoa Kỳ, một dự án mang tên là Future Combat System có ngân khoản lên đến 127 tỷ đô la. Người ta dự đoán đến năn 2035, sẽ có những người lính rô bô biết suy nghĩ và biết chiến đấu như một người lính bằng xương, bằng thịt. Hiện nay, Ngũ Giác Đài còn thiếu các người lính trong quỹ hưu bổng của họ 653 tỷ đô la.Sẽ đến một lúc mà gánh nặng tài chánh khiến họ bắt buộc phải thay những người lính bằng những con rô bô, ít tốn kém và ít rắc rối hơn . 
 
Bart Everett, giám đốc kỹ thuật của Trung Tâm Chiến Tranh Hải Quân và Không Gian của  San Diego mơ uớc một ngày nào đó sẽ chế tạo được những con rô bô giống như người thât để chiến đấu ngoài chiến trường. Một kiểu mẫu rô bô cao 1m20 , chỉ có một mắt, và có cánh tay có thể xử dụng được như một vũ khí đã được đem trình diện. Con rô bô xuất hiện, dùng cánh tay nó, bắn thẳng vào một hộp lon sô đa, chứng tỏ nó có thể giết bất cứ ai. Một con rô bô khác có khả năng lục lọi các đường hầm, các căn phòng. Con thứ ba có thể mang hàng tấn các vũ khí, đồ trang bị. Con thứ tư là một máy bay không người lái, bay với vận tốc 711 cây số một giờ ở độ cao 11 cây số và phóng xuống đất một trái bom nhỏ nhưng thông minh. Con thứ năm có thể làm nhiệm vụ canh gác. Rồi đây những nhà giàu có thể mua một con rô bô làm người bảo vệ .
 
Charles Shoemaker, thuộc trung tâm nghiên cứu người máy của Lục Quân đóng tại Aberdeen Maryland tuyên bố đã đạt được những tiến bộ rất khích lệ .
 
Những tiến bộ về việc chế tạo các con rô bô biết chiến đấu, không những chỉ tại Hoa Kỳ mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, thí dụ như tại ngay một nước nhỏ bé như Norvège, làm các nhà khoa học phát hoảng. Mới đây, hàng trăm người giám đốc các cơ xuởng chế tạo rô bô được trang bị một trí thông minh nhân tạo trong đó có Elon Musk, người đã sản xuất ô tô không người lái Tesla đã cùng nhau ký một lá thư thỉnh nguyện đưa lên Liên Hiệp Quốc để báo động và kêu gọi tìm biện pháp ngăn cấm loại rô bô giết người này. Lý do là hiện nay những tiến bộ về kỹ thuật trong việc chế tạo rô bô đã lên đến một vận tốc mà con người không sao có thể tiên đoán được. Một tên tuổi khác ký tên trong thỉnh nguyện thư là ông Mustapha Suleyman, của công ty Anh Deepmind, chuyên về thông minh nhân tạo. Những người ký tên trong lá thư này nêu lên vấn đề là những tên độc tài, quân phiệt có thể xử dụng loại rô bô này để áp đảo một dân tộc, những người lương dân vô tội. Ngoài ra còn nhiều hiểm nguy khác nữa như bọn Mafia, cướp bóc, bọn quá khích về tôn giáo hay khủng bố…v..v. Cho đến nay người ta vẫn chỉ thấy những tên khủng bố mang bom hay lái xe bạt mạng cán người tại Nice, hay Barcelone, nhưng một ngày kia, nếu thủ phạm là những con rô bô, thì không biết nhân loại sẽ đi về đâu.
 
Tuy lá thư đã được ký và gửi lên Liên Hiệp Quốc và được công bố bởi Future of Life Institute nhưng hiệu quả của bức thư này lên đến mức nào, có lẽ chúng ta không cần suy đoán nhiều cũng biết là mọi sư đã an bài, khó có thể ngăn cấm được việc sản xuất ra những con rô bô biết giết người không gớm tay này.
 
Trong lúc các quốc gia thi nhau trang bị vũ khí ghê gớm đến như vậy, thì Việt Nam vẫn lẹt đẹt với Chủ Nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh và một bô máy cầm quyền nặng nề, tham nhũng và với những lãnh tụ chưa học hết lớp ba trường làng !!!
     Ngày mất nước không xa.
 
Bs Trần Mộng Lâm.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Mẹo vặt - Làm món chiên tránh cháy khét.

Làm món chiên tránh cháy khét.
 
Bạn thường làm những món ăn chiên rán cho gia đình ăn? Bạn đang gặp rắc rối, vì món chiên bị cháy hoặc ám mùi khét? Chỉ cần cho thứ này vào chảo rán, món chiên rán của bạn sẽ ngon hơn, mà không lo vấn đề này nữa.

Những món chiên rán luôn có một sức hút "vô hình" đối với nhiều người. Chỉ cần tưởng tượng hình ảnh những chiếc bánh rán, hay món chiên rán tẩm bột vàng ruộm, vỏ giòn rụm, bên trong mềm ngon... cũng đã khiến "con tim xao xuyến” ngay !.

Tuy nhiên, khi chiên rán thực phẩm, nếu lượng dầu ăn không đủ, nhiệt độ quá cao, hoặc thời gian chiên rán không thích hợp, các món chiên rán của bạn sẽ dễ dàng bị ám mùi khét của dầu, hoặc thậm chí là cháy… đen nữa.



 
Không đủ dầu ăn, nhiệt độ quá cao, hoặc thời gian chiên không hợp lý …  đều có thể làm món chiên rán của bạn bị ám mùi khét, hoặc thậm chí là bị cháy luôn.

Món chiên rán bị cháy không chỉ làm món ăn mất đi mùi thơm, và hương vị vốn có, mà còn làm lãng phí thực phẩm, và gây hại cho sức khoẻ người ăn.

Để tránh tình trạng này, bạn chỉ cần cho một thứ vào chảo khi chiên rán. Thứ đó là... cà rốt. Theo chia sẻ của nữ Đầu bếp nổi tiếng Amelia Saltsman trong cuốn sách dạy nấu ăn "The Seasonal Jewish Kitchen", thả cà rốt vào chảo chiên rán, là một mẹo nấu ăn truyền thống tuyệt vời, tuy cũ nhưng không hề lỗi thời.

Amelia cho biết: Khi chiên rán thực phẩm, từ chiên thịt, cá cho tới rau hay bánh, bạn chỉ cần cho thêm hai khúc cà rốt dày 5 cm vào chảo, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề thực phẩm bị cháy, hay ám mùi khét nữa.

Bạn chuẩn bị một củ cà rốt tươi (loại to, nếu dùng loại nhỏ, bạn hãy chuẩn bị hai củ). Sau đó, bạn gọt vỏ, cắt thành hai khúc dày 5 cm, rồi thả vào chảo dầu, và chiên cùng thực phẩm.



 
Chỉ cần hai khúc cà rốt dày 5 cm, bạn không còn phải lo lắng thực phẩm sẽ bị khét, hay cháy trong khi chiên rán.

Hai khúc cà rốt này có tác dụng giống như nam châm; nhưng thay vì hút kim loại, chúng lại hút hết những cặn dầu đen - "thủ phạm" gây cháy thực phẩm, và tạo mùi khét cho món ăn.

Cà rốt đóng vai trò như những viên nam châm hút cặn dầu đen, giúp thực phẩm không bị cháy hay ám mùi,  bảo đảm món ăn luôn thơm ngon

Mẹo vặt đơn giản nhưng  hiệu quả này có tác dụng với mọi loại thực phẩm chiên rán, từ chiên bánh, cho tới các món chiên mặn như thịt hay cá..., và đặc biệt hiệu quả với các món chiên ngập dầu.

Tôn-giáo là Nước Cam lồ hay độc dược!!!???


Thông-tin đa chiều là ngọn đuốc soi rọi mọi khía canh'' đen tối! Coi để biết, biết để....tránh hay  phản-biện!! Bài viết của tác-giả, không nhất thiết là quan-điểm của THNT. 

Kính

VP

Hồ Sơ Tộc Ác của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19.
Nếu lấy năm 1533 làm cái mốc đầu tiên về sự có mặt của đạo Công giáo trên đất nước Việt Nam thì tới nay (2003), Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có 470 năm lịch sử. Trong chiều dài thời gian gần 5 thế kỷ có khoảng hơn bốn thập niên trong nửa cuối thế kỷ 19 (1852-1884) là thời gian thăng trầm, phức tạp và ô nhục nhất trong giáo sử Công giáo Việt Nam. Đó chính là thời gian các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris và khoảng 600,000 giáo dân đã tích cực giúp cho thực dân Pháp hoàn thành dễ dàng cuộc xâm chiếm Việt Nam và mau chóng bình định lãnh thổ để áp đặt nền thống trị lên dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm.
Những gì đã xảy ra trước và trong quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã khẳng định rằng: các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris đã chủ động tạo ra cớ cho cuộc can thiệp võ trang của Pháp vào Việt Nam. Sử gia Pháp Georges Coulet đã viết trong tác phẩm của ông Cultes et Religions de l’Indochine Annamite (Saigon, p. 99) như sau: “ Thiên Chúa giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và đã là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEi2ysfW2clviVsuskEv37MBa3oeuFDQfEvk25Q3PgQSyZoEE9aYmtlbNIiMNLWBFAPfZstiye8J5Q-lg6EO3LR_idfLzRnouC_tipCs8uXZodc2VQL8nS06N24NysZlj6LXPncsezdztl2a=s0-d-e1-ftSuốt thời gian giặc Pháp đô hộ, danh dự của tổ quốc Việt Nam đã bị xỉ nhục nặng nề, sinh mạng và tài sản của nhân dân bị quân địch xâm phạm nghiêm trọng. Đây là những vết hằn lịch sử khó có thể xóa mờ trong ký ức của mọi người Việt yêu nước. Lịch sử mất nước của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 gắn liền với sự có mặt của Hội Thừa Sai Paris - một công cụ mở rộng nước Chúa của Vatican, đồng thời cũng là một công cụ mở rộng thuộc địa của thực dân Pháp. Sát cánh với Hội Thừa Sai Paris là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào thời điểm đó đã hiện nguyên hình là một tập đoàn Việt gian bán nước theo giặc, trắng trợn phản bội Tổ Quốc.
Việc dựng lại một cách chân xác giai đoạn thăng trầm của lịch sử mất nước ô nhục đó không phải là chuyện dễ dàng vì các sử liệu về giáo sử Công giáo Việt Nam còn lưu lại ở Việt Nam rất hiếm hoi. Nhưng một sự may mắn đã đến với chúng ta là sử gia Patrick J.N. Tuck, người Ấn Độ, giáo sư sử học tại đại học Liverpool (Anh Quốc) đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm các tư liệu liên quan đến các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai Pháp và các chính sách của đế quốc tại Việt Nam từ 1857 đến 1914.
Tất cả các tài liệu lịch sử quí giá này đều là những tài liệu do chính văn khố của Hội Thừa Sai Paris cung cấp. Đây là một món quà tinh thần quí giá cho những ai hằng thao thức tìm hiểu giáo sử Công giáo Việt Nam. Bộ sưu tập tài liệu về Hội Thừa Sai Paris của sử gia Patrick J.N. Tuck được viết bằng Anh ngữ dưới tựa đề “French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam 1857-1914” do Liverpool University Press xuất bản tại Anh Quốc năm 1987. Bản dịch Việt ngữ do UBĐKCGYNVN/TP.HCM thực hiện và phổ biến năm 1989 dưới tựa đề: “Thừa Sai Công Giáo Pháp và các chính sách của dế quốc tại Việt Nam 1857-1914”. (Mỗi khi trích dẫn tài liệu này, chúng tôi xin ghi tắt TSCG) . Ngoài tư liệu của Patrick Tuck, chúng tôi còn tham khảo thêm sách “Sự Du Nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm với sự hợp tác của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo và Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (mỗi khi trích dẫn sách này, chúng tôi xin ghi vắn tắt SDN/TCG).
Cả hai cuốn sách nói trên cung cấp cho chúng ta rất nhiều bằng chứng lịch sử về các hoạt động đầy tội ác của các giáo sĩ thuộc Hội Thừa Sai Paris trong nỗ lực vận động Vatican và hoàng gia Pháp (Napoleon III) xâm chiến Việt Nam hầu thực hiện hai mục tiêu vừa truyền giáo vừa xâm chiếm thuộc địa.
I. Sự thành lập hội Thừa Sai Paris và tiến trình tội ác của hội này đối với dân tộc Viêt Nam.
Sáng kiến đầu tiên đưa đến việc thành lập hội Thừa Sai Paris là do Alexandre de Rhôde. Vào năm 1652 và 1653, Alexandre de Rhôde về Âu châu vận động Vatican và Pháp thành lập hội Thừa Sai gồm toàn giáo sĩ người Pháp để gửi sang Viễn Đông truyền đạo và mở rộng ảnh hưởng của Pháp tại vùng này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Á Châu còn mạnh. Đại sứ Bồ Đào Nha bên cạnh Vatican cực lực phản đối việc thành lập Hội Thừa Sai Pháp và hăm dọa sẽ bắt bỏ tù các giáo sĩ đến Á Châu mà không có phép của hoàng gia Bồ. Phải đợi đến năm 1658, khi hoàng gia Bồ suy yếu mọi mặt và không còn đủ sức tài trợ cho cuộc truyền giáo tại Á Châu, nên đã bị Tòa Thánh chính thức thu hồi “độc quyền truyền giáo” (Padroado).
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEgs2Fa5zV0Q-7TUtgfuAXaK1KNnhCrpbsP8oZ8RIVprUGkU4nX4O7hWHSqHHPkS2bD_0oHj4ePp3OA7lEH0mOLgwA6Efik8ejWItYljLrku8TSvd1QFT6OCjQ1ahHWHAo6a1RKmI0U86SyPCspyvN2xIw=s0-d-e1-ftHội Thừa Sai Paris được chính thức thành lập năm 1663 gồm toàn các giáo sĩ người Pháp thuộc ngành triều (secular), tức là các tu sĩ chuyên việc trông coi giáo dân tại các giáo xứ. Kể từ đó, mỗi khi thiết lập một giáo phận mới tại Á Châu, Vatican đều giao các giáo phận mới cho các giáo sĩ thừa sai Pháp cai quản. Mặc dầu hoạt động của các thừa sai đều thuộc về tôn giáo, nhưng chính quyền Pháp đã ra lệnh cho bộ Ngoại Giao, bộ Thương Mại và nhất là bộ Hải Quân và Thuộc Địa phải tích cực yểm trợ cho các giáo sĩ thừa sai (TSCG, trang 27). Ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà-Nội năm 1930 đã viết: “Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, và đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương” p. 16-17 (SDN/TCG, trang 123).
Việc thành lập hội Thừa Sai Paris năm 1663 không phải là một hành vi tôn giáo thuần túy mà là một nhu cầu cần thiết của chủ nghĩa thực dân Pháp thời đó, vì hội này do chính phủ Pháp thành lập và tài trợ để làm công cụ thực hiện tham vọng bành trướng thuộc địa ở Viễn Đông. Danh từ “giáo sĩ thừa sai” (missionaries) được định nghĩa là người được cử ra nước ngoài để thực hiện những công việc do cấp trên sai phái. Cấp trên ở đây không hẳn chỉ là Toà Thánh La Mã mà chủ yếu là quốc gia đã lập ra hội Thừa Sai. Tự Điển Bách Khoa Hoàn Vũ (Encyclopedia Universallis) của Pháp xuất bản năm 1990 cũng thêm định nghĩa Hội Thừa Sai (Mission) như sau: “Hội Thừa Sai cũng tiến hành nhiệm vụ thực dân, cũng chinh phục và tiêu diệt, tham gia các cuộc chinh phạt để đoạt lấy quyền uy vinh quang và lợi tức. Điều quan trọng nhất của Hội Thừa Sai là đồng hóa văn hóa của các xứ bản địa” (SDN/TCG, trang 302).
Gần hai thế kỷ sau ngày thành lập, đến đầu thế kỷ 19 có 3 biến cố xảy ra làm cho Hội Thừa Sai Paris trở thành hội Truyền Giáo mạnh nhất của Giáo hội Công giáo:
- Biến cố 1: Vào năm 1822, các nhà tư bản Pháp thành lập tại Lyon một tổ chức lấy tên là “Hội Truyền Bá Đức Tin”.Đây là một trung tâm tài chánh lớn lao yểm trợ các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai tại Viễn Đông. Năm 1839, quĩ của hội lên tới hai triệu francs.
- Biến cố 2: Năm 1839, giáo hoàng Gregory XVI chính thức thừa nhận hội Thừa Sai Paris là cơ quan truyền giáo chủ lực tại Viễn Đông. Tuy nhiên, trọng tâm trách nhiệm của Hội là Việt Nam.>
- Biến cố 3: Cuộc đảo chánh do các giáo sĩ Pháp chủ trương năm 1851 đã đưa Louis Napoleon lên ngôi hoàng đế (tức Napoleon III). Sự kiện này đưa đến sự liên kết mật thiết giữa hoàng gia Pháp và Vatican. Điển hình là vụ Vatican và Pháp dàn dựng màn kịch bịp bợm “Phép lạ Lộ Đức” năm 1858 (xin đọc webpage Giao Điểm tháng 8, 2003).
A.- Các giáo sĩ thừa sai tích cực vận động Vatican và chính quyền Pháp xâm chiếm Việt Nam.
- Các giáo sĩ thừa sai Paris giao du thân mật với hoàng hậu Eugénie, họ đã lợi dụng hoàng hậu xúi giục Napoleon III xâm chiếm Việt Nam từ năm 1852. Do đó, Napoleon III đã đích thân ra lệnh cho phái bộ ngoại giao Pháp tại Trung Quốc phải thâu thập các tài liệu về công cuộc truyền giáo tại Đông Dương (TSCGP, trang 53).
- Đầu tháng 5/1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc đến Paris trình bày kế hoạch đánh chiếm Đông Dương tại Ủy Ban Thuộc Địa Pháp. Ngày 21-5-1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc được Napoleon III tiếp kiến tại hoàng cung. Sau đó, vào tháng 6 và tháng 8 năm 1857, Pellerin và Huc lại được Napoleon tiếp kiến thêm hai lần nữa. Toàn bộ kế hoạch xâm lược Việt Nam do hai giáo sĩ thừa sai này đề nghị đều được giáo hoàng Pio IX và Napoleon III tán thành (TSCGP, trang 554).
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEh_yXvVqsdusmZzeWnCg2V3rXn-gFo3SbEh0-qXH7q2wiltTf4SfWyypjPLnfiD5VUa41aGhcoQEsSWRTlPqx7W97fn0erNUGvOrJSj3Z3RRLofUpdSAPTtcYPGeW0Z2AFFdVlrLj0mpolMrLqmks-v6XZ1-FbpIg=s0-d-e1-ftGiám mục Pellerin sinh tại Pháp năm 1813, được cử làm giám mục tại Saigon năm 1844. Năm 1857, y về Pháp vận động chiếm Việt Nam. Năm 1859, Pellerin trở lại Việt Nam trên chiếm hạm của Rigault de Genouilly, nhân dịp này, y xúi giục đô đốc Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng, nhưng Genouilly không chịu vì y muốn chiếm Saigon trước đã. Sau đó, Pellerin được hội Thừa Sai đổi về Penang dạy học, y chết tại đó năm 1862, thọ 49 tuổi (TSCGP, trang 554).
Linh mục Huc sinh tại Pháp năm 1814. Trong các năm 1844-1846, linh mục Huc mạo hiểm đến giảng đạo tại Tây Tạng và miền Tân Cương (Trung Quốc). Năm 1850, linh mục Huc xuất bản mấy cuốn sách kể chuyện mạo hiểm giảng đạo tại các xứ huyền bí Á Châu, đồng thời viết sách kêu gọi chính quyền Pháp xâm chiếm Triều Tiên, Madagascar và Việt Nam làm thuộc địa. Napoleon III đã đọc và rất chú ý đến các sách của linh mục Huc. Do đó, sau khi tiếp xúc với linh mục Huc năm 1857 tại hoàng cung, Napoleon II đã cho thành lập “Ủy Ban Brenier” để nghiên cứu đề nghị của linh mục Huc. Trong khi đó, giám mục Pellerin đến thuyết giảng tại nhà thờ Notre Dame de Paris và vận động tờ báo L’Univers ủng hộ việc xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa.
Tháng 5/1857, ủy ban Brenier lập bản phúc trình đề nghị hoàng đế Napoleon III áp đặt chế độ bảo hộ lên Việt Nam để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Ủy ban này đề nghị thực hiện một cuộc viễn chinh với một hạm đội gồm 6 tàu chiến và 2600 thủy quân, kinh phí 4 triệu quan. Quân viễn chinh sẽ được sự yểm trợ của hải quân Pháp đang đóng tại Trung Quốc và sự hỗ trợ tích cực của 600,000 giáo dân công giáo bản địa.
Hoàng đế Napoleon III chấp thuận đề nghị của ủy ban Brenier ngày 21-9-1857. Mấy tháng sau, Napoleon III giao nhiệm vụ cụ thể cho đô đốc Rigoult de Genouilly để thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam (TSCGP, trang 57-61). Cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài từ cuối 1857 đến tháng 2/1861, Pháp chiếm trọn Côn Đảo, Biên Hòa, Bà Rịa, Vĩnh Long và toàn miền Đông Nam Kỳ.
B. – Quân dội viễn chinh Pháp và các giáo sĩ thừa sai tại Việt Nam có cùng mục tiêu chung.
- Cơ quan tối cao điều hành cuộc viễn chinh xâm lược Việt Nam là bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp, trụ sở tại Paris, do Chasseloup Laubat làm bộ trưởng. Chasseloup Laubat công khai tuyên bố phải biến xứ Nam Kỳ thành một Philippines thứ hai tại Á Châu. Nói cách khác, biến Nam Kỳ thành một xứ Công giáo là một giải pháp tốt nhất để ổn định thuộc địa một cách lâu dài.
Như vậy rõ ràng là quan điểm của bộ Hải Quân và Thuộc Địa của chính quyền Pháp coi việc Công giáo hóa Nam Kỳ là một nhu cầu chính trị (TSCGP, trang 123). Để thực hiện mục tiêu này, bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp đã đưa ra hai quyết định sau đây:
1. Chính quyền Hải Quân Pháp nhận trách nhiệm thành lập một hệ thống các giáo xứ Công Giáo tại Nam Kỳ.
2. Các giáo sĩ thừa sai Pháp được coi là những công chức phục vụ nhà nước nên họ được hưởng lương hàng năm. Năm 1864, nhà nước thuộc địa Pháp đã trả cho các giáo sĩ thừa sai 40,000 Francs; năm 1879 tăng lên 145,000 Francs. (TSCGP, trang 134-135).
C.- Các giáo sĩ thừa sai tích cực giúp thực dân Pháp mau chóng bình định lãnh thổ thuộc địa.
1.- Giám mục Puginier (1835-1892): Dựa vào thế lực mạnh của hội Thừa Sai Paris đối với chính quyền Pháp, giám mục Puginier đã tỏ thái độ coi thường các quan chức thuộc địa tại Việt Nam. Vào tháng 7-1874, giám mục Puginier viết thư mắng đô đốc Dupré đã để cho thuộc hạ là Francis Garnier rút quân khỏi Bắc Việt. Tháng 8-1885, giám mục Puginier đòi tướng Courcy phải bắt Nguyễn Văn Tường bỏ tù. Giám mục Puginier đưa ra chủ trương ổn định thuộc địa bằng cách Công giáo hoá thuộc địa. Y tuyên bố: “Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ”(TSCGP, trang 560-562)
Puginier đòi hỏi chính quyền thuộc địa Pháp phải tiêu diệt giới nho sĩ Việt Nam (Văn Thân) vì họ được dân chúng kính trọng, họ không chấp nhận sự đô hộ của Pháp và chẳng ai trong số họ chịu theo đạo.
Năm 1886, giám mục Puginier ra lệnh cho linh mục Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp 5,000 giáo dân binh để phá chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng.
Giám mục Puginier là người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên chính sách bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Chính ông ta đã cung cấp cho Pháp rất nhiều tin tức tình báo do giáo dân khắp nơi thu thập báo cáo về các cuộc phản công của triều đình Huế và các cuộc binh biến của quân kháng chiến.
Puginier chết tại Hà Nội năm 1892. Hắn được chính phủ Pháp truy tặng Bảo Quốc Huân Chương và truy phong Sĩ Quan Danh Dự của quân đội Pháp để xác nhận công lao to lớn của giáo sĩ thừa sai này trong việc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19.
2.- Giám mục Gauthier (1810-1877) : Gauthier lấy tên Việt là Ngô Gia Hậu, được cử làm giám mục Nam Đàng Ngoài từ năm 1846, có 66,350 giáo dân rải rác trong 346 xứ dạo (TSCGP, trg 528-530).
Trong bức thư gửi đô đốc Dupré ngày 15-1-1874, giám mục Gauthier và Puginier đã thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Công giáo tại Bắc Việt (theo “Christianisme et Colonialisme au Vietnam 1857-1914 par Cao Huy Thuần – Paris 1960, p. 306).
Năm 1874, Gauthier khuyến khích các làng Công giáo tổ chức các đội dân quân võ trang, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Giám mục Gauthier và Puginier có nhiều tên đệ tử trung thành xuất sắc, trong số đó có Nguyễn Trường Tộ (theo hầu Gauthier 10 năm) và hai linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều.
II. Tội Ác bán nước theo giặc của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEj7ixEzV3F1PKu-543LRylDo-sEpPShbFomhE-BuSk361vOFK9YN7B_0hJf00eusCHcNs1IeVX1iz87P3anESKgIpstG59QZRz-CMUMRlZVYPcaZXMg9uJ3czIOrdVM8OmelmnMGsaRstEswi_JW79sUoWmIm9GhoI=s0-d-e1-ftVào nửa cuối thế kỷ 19, có khoảng 600,000 người Việt Nam đã mù quáng đi theo tôn giáo lạ mang tính chất vong bản. Họ đã dễ dàng lìa bỏ nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trước khi Pháp đổ quân xâm chiếm Việt Nam, những người Công giáo được coi là những công dân lầm lạc vì nhẹ dạ và ngu dốt nên Triều Đình và nhân dân Việt Nam không nỡ ra tay tiêu diệt họ. Nhưng kể từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1856, đa số giáo dân Công giáo đã trắng trợn ra mặt theo giặc và phản bội Tổ Quốc.
Hiện tượng đầu tiên là nhiều ngàn giáo dân rời bỏ Bắc Kỳ kéo vào Đà Nẵng xin đi lính tập cho Pháp. Đô đốc Rigault de Genouilly tiếp nhận họ tại Sơn Trà và huấn luyện họ tại đây. Sau đó, Genouilly đã tuyển chọn 6000 người trong số họ để nhập vào liên quân Pháp-Tây Ba Nha đánh chiếm Saigon.
Trong công cuộc xâm chiếm và bình định Việt Nam, thực dân Pháp đã được giáo hội Công giáo Việt Nam hỗ trợ tích cực mọi mặt. Trong số các tín đồ Việt gian, có những nhân vật rất nổi tiếng sau đây :
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEig9kWiqxul-3eyFFOcYpTU6nYhOXMAagpqWbVJBX1um3TbU8yRqtWHmkdIOyqRawcbk004MIWXmxs8S2h6wfllanSbQJp41kVUfVjvontMDp6W708XLaKJU8vJa6bjxYRRnl3mGxdC7k8EvPJVKmsaXA0gsY3RffU48i4YUbobJdo=s0-d-e1-ft
Tổng đốc Phương
1. Tổng Đốc Phương, tức Đỗ hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEiqwsgd9ht_cR_tfog-1bQaRYXj0901fg4EHEOiJ6gF0NC3TfYvI033hk-awURCfgALaCJyr_awXjHuOZrk0gJPEHJP8gTvPCKD86fYqwoLM5oALKMw4m13hy6NIcAzcK7Tbp9Wgd8mN-GLgKYpllARFzvz5oEcRQva=s0-d-e1-ft
Trần bá Lộc.
2. Trần Bá Lộc, sinh năm 1834 trong một gia đình Công giáo tại Long Xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner tổ chức chuyên việc lùng quét các nhóm quân kháng chiến. Sau khi tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong chức tổng đốc Rạch Giá. Y là tên đại Việt gian được Pháp tín nhiệm trao nhiệm vụ triệt hạ phong trào kháng chiến từ Quảng Nam đến Phan Thiết. Với nhiệm vụ này, Trần Bá Lộc đã giết hại khoảng 25 ngàn người Việt yêu nước.
3. Trần Tử Ca, nguyên là một người bên lương, sinh trưởng tại Gò Vấp. Lúc đầu y đi theo kháng chiến, nhưng sau đó y theo đạo, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc chống lại Tổ Quốc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865, y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh miền Tây. Đêm 9-2-1885, Ca bị nghĩa quân giết chết .
4. Huỳnh Công Tấn là một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một mình y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này !
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEiBpQb-NDM5N3SPkGyv_te1WXMld68EsL_26Zn1lSH3tvsT7Vi9K0QYY4_DTyeL1hGuJkAAds1QAdsQeX4T8J3WfpqcTtfyWhqCYdSHdLfgxOT07CL0xerU-a6GG9NeWRlzKgvWEyFbPEuqq4Zvz-lGg6RdAFFAEsRrQQ1bl3M=s0-d-e1-ft
5. Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định.Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.
Vài điều trình bày trên đây chỉ là bản phác họa một cách trung thực những giai đoạn của Việt Nam vong quốc sử hồi nửa cuối thế kỷ 19. Đây là điều cần thiết để nhắc nhở toàn dân Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác phòng ngừa những thế lực ngoại bang cùng tay sai bản địa lấy danh nghĩa tôn giáo để xâm lăng chủ quyền và phá hoại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Riêng đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hai tổ chức này không thể phủ nhận trách nhiệm trong việc họ đã cấu kết với thực dân Pháp chống lại nước Việt Nam gần một thế kỷ (từ giữa tk 19 dến gần giữa tk 20). Gần đây, Giáo Hoàng đã thú nhận những tội lỗi của Vatican đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới. Còn bao giờ thì Giáo hội Công giáo Việt Nam mới lên tiếng tạ tội với dân tộc về những lỗi lầm trong quá khứ đối với Tổ Quốc ?
Các bạn Công giáo Việt Nam: để tỏ tình dân tộc, các bạn cần áp lực Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tách hẳn khỏi ảnh hưởng của Vatican (như Anh Quốc đã làm trước đây, và Trung Quốc đang làm). Tại sao các bạn không thể “hiệp thông thẳng với Chúa” mà không cần trung gian của Vatican hay cái giáo hội tay sai của Vatican ?

Charlie Nguyễn
Sept 2003
1. Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định
2. Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng (1858), chiếm Gia Định (1859), chiếm Định Tường (1861), Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Một bộ phận đất đai của nước ViệtNam thân yêu lần lượt rơi vào tay thưc dân Pháp. Nhân dân khổ cực, lòng người ly tán. Nội bộ triều đình Tự Đức phân hoá. Đất nước trên bờ vực thẳm. Ấy thế mà Tự Đức và triều thần lại nhu nhược, không đề ra được một quyết sách nào khả dĩ để chống lại hiểm hoại xâm lăng của Pháp, nhằm bảo vệ đất nước. Khiếp sợ trước lực lượng hùng mạnh, vũ khí tối tân của Pháp, vua Tự Đức đã lệnh cho Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định ký hoà ước với thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard đại diện cho Chính phủ Pháp vào ngày 09/5/1862. Hoà ước này được gọi là hoà ước Nhâm Tuất. Thực chất nội dung của bản hoà ước Nhâm Tuất là một văn bản triều đình Tự Đức đầu hàng, mở đường cho thực dân Pháp xâm chiếm đất nước ta.
3. Thời điểm này, ngọn cờ chống Pháp đã chuyển hẳn sang nhân dân, mà đứng đầu là các nhóm nghĩa quân dưới sự chủ xướng và lãnh đạo của Đỗ Đình Thoại, Phủ Cậu, Thiên Hộ Dương, Quảng Tu, Nguyễn Trung Trực và Trương Định. Lực lượng nghĩa quân chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Trương Định là đông hơn cả, có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào chống xâm lăng, gây cho địch nhiều tổn thất. 
4. Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Tại đây, Trương Định lập gia đình với bà Lê Thị Thưởng con gái của một nhà hào phú ở Tân An, Định Tường. Sau khi lập gia đình, ông ở luôn tại quê vợ. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.
5. Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Trương Định đã đánh thắng giặc Pháp ở mặt trận Thị Nghè, Cây mai… Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa binh rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.
6. Sau khi ký hoà ước Nhâm Tuất, triều đình Huế cắt 03 tỉnh miền Đông Nam Kỳ giao cho Pháp. Triều đình vừa phong ông chức Lãnh binh, vừa buộc ông phải chuyển đi nhậm chức ở An Giang và giải tán nghĩa quân chống Pháp. Trước sự nhu nhược của Tự Đức, Trương Định cương quyết chống lại lệnh của triều đình, ở lại Gò Công, Mỹ Tho tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và cùng nhân dân chống Pháp. Nghĩa quân và nhân dân tôn Trương Định làm Bình Tây đại Nguyên soái. Ông là người thương dân chân thành và yêu nước nồng nàn, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh, quyết tâm chống giặc Pháp xâm lược đến cùng. Trương Định từng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lau làm cờ, chặt tầm vông làm vũ khí. Dứt khoát không bao giờ ngừng chống bọn giặc cướp nước”. Trong tuyên ngôn công bố với triều đình và nhân dân, Trương Định nêu rõ: “Từ năm thứ 12 của triều vua Tự Đức (1858), bọn man di tây phương đã xâm nhập xứ này. Chúng tiếp tục gây hấn, lần lượt chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà. Dân ba tỉnh này đã nếm qua mọi tai ương. Sau đó, một hoà ước đã ký kết với Nguyễn triều chỉ gây thêm lòng phẩn nộ và niềm thất vọng của nhân dân ba tỉnh. Nhân dân ba tỉnh này thiết tha muốn khôi phục địa vị cũ bèn tôn chúng tôi làm lãnh tụ. Vậy chúng tôi không thể dừng làm điều chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi sẵn sàng chiến đấu ở miền Đông cũng như miền Tây. Chúng tôi sẽ đề kháng, chúng tôi sẽ xông pha và sẽ phá tan lực lượng quân địch…Dân chúng đã đã nói: Chúng ta chết chứ không chịu làm tôi tớ cho giặc…” Nội dung bản tuyên ngôn thể hiện lập trường và quyết tâm chống Pháp, bảo vệ đất nước của người thủ lĩnh nghĩa quân và của nhân dân Việt Nam. Lúc này, lực lượng nghĩa quân của Trương Định lên đến gần 6.000 người. Ông được những người chủ chiến ở triều đình, cũng như các nhân sĩ và nhân dân ủng hộ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị, cùng nhiều danh sĩ ở Nam kỳ nhiệt tình ủng hộ Trương Định trong công cuộc chống Pháp. Trương Định đã liên kết được với các lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Đỗ Đình Thoại…cùng phối hợp tổ chức các trận đánh Pháp. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định mở rộng từ Gò Công đến Chợ Lớn, Gia Định, từ biển đông đến biên giới Campuchia. Trong tác phẩm Suvernir de l’expédition de Cochinchine 1861 – 1862, xuất bản tại Paris năm 1865 đã viết về lực lượng chiến đấu của Trương Định như sau:“Họ đánh theo kiểu du kích, làm chủ nông thôn. Khi cần tiêu diệt một cứ điểm nào thì họ tập trung lại. Khi tấn công cũng như khi rút lui, họ biết lợi dụng vô số những chướng ngại vật tự nhiên của xứ họ. Một xứ có nhiều sông rạch, rừng bụi, đồng lúa, đầm lầy. Họ kín đáo lánh mình, thình lình xuất hiện, nổ súng tấn công…Làm cho đối phương luôn luôn ở trong thế đề phòng, mệt mỏi, kiệt sức, cuối cùng phải bỏ cuộc chịu thua…” . Từ căn cứ kháng chiến, nghiã quân của Trương Định liên tục tấn công các đồn, bốt của Pháp. Lúc này, quân Pháp một mặt huy động lực lượng hùng hậu bao vây căn cứ Gò Công, một mặt dụ hàng Trương Định. Nhưng, ông vẫn một lòng chống Pháp đến cùng. Ngày 26/02/1863, Pháp mở đợt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Trương Định buộc phải rút quân về Biên Hoà lập căn cứ ở Lý Nhơn và đưa một bộ phận nghĩa quân về Thủ Dầu Một – Tây Ninh để tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Do sự phản bội của Huỳnh Tấn, tên này trước kia từng theo ông chống Pháp đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến về làm tay sai cho Pháp. Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, không may ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào ngày 20/8/1864, để bảo tồn khí tiết khi tuổi đời mới 44 tuổi. Cái chết của Trương Định là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân ta lúc bấy giờ.
7. Thương tiếc người anh hùng dân tộc, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và 01 bài văn tế khóc người anh hùng:
8. “Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt,
9. thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân
10.            Đất Gò Công cây cỏ ủ ê
11.            Cảm niềm thần tử, hết lòng trung ái
12.            Xưa còn làm tướng, giốc rạng ngời hai chữ Bình Tây
13.            Nay thác theo thần, xin dựng hộ một câu phúc thán….”
14.            Cuộc khởi nghĩa chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược của Trương Định chỉ trong thời gian ngắn từ năm 1859 đến 1864 đã trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước , giữ nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta. Và, Trương Định đã trở thành người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống giặc Pháp xâm lược.
15.            Từ ngày Trương Định hy sinh vì đất nước đến nay đã tròn 150 năm (1864 – 2014), qua các thời kỳ, có nhiều tác phẩm lịch sử, văn học, báo chí, sân khấu…nói về cuộc khởi nghĩa và vai trò lịch sử của ông - Người anh hùng dân tộc. Cùng với các tác giả là người Việt Nam, còn có rất nhiều tác giả là người Pháp viết về cuộc khởi nghĩa của Trương Định với tất cả lòng khâm phục. Ngay cả Vial - một quan cai trị cao cấp của Pháp thời ấy đã gọi Trương Định là 
16.            Nhà đại lãnh tụ của quân khởi nghĩa.
17.            Đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gò Công và miền Nam xem Trương Định là người anh hùng dân tộc. Và, là vị thần bảo hộ cuộc sống của mình. Qua bao đời nay, nhân dân Gò Công đã xây dựng, tu sửa, tôn tạo mộ, đền thờ và dựng tượng Trương Định. Hàng năm, tại Gò Công long trọng tổ chức lễ cúng tế, tưởng nhớ Trương Định. Trước năm 1975, hàng năm, lễ giỗ Trương Định được tổ chức vào ngày 17 và 18 tháng 7 âm lịch. Từ năm 1975 đến nay, hàng năm, vào hai ngày 19 và 20 tháng 8 Dương lịch, Gò Công đều tổ chức lễ hội Văn hoá anh hùng Trương Định. Đây là một trong những Lễ hội lớn ở miền Nam đất nước. Mục đích của lễ hội Trương Định là hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của tiền nhân đối với dân tộc và đất nước. Hằng năm, công chúng đến với lễ hội với tấm lòng ngưởng mộ anh hùng Trương Định và nhận thức sâu sắc thêm về truyền thống yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta. Hình tượng Trương Định, người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp sống mãi với non sông, đất nước.
18.            Bảy Hiền biên soạn
19.     "Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định & tên "phản tướng" Huỳnh Công Tấn" !

20.                                                                                             ------------------------------ --------------------------
21.   
22.  Ông Trần Quang Diệu viết;..."Huỳnh Công Tn là mt người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân ca Trương Công Đnh t 1861. Ngày 20-8-1864, Tphn bi, bt thn phc kích giết chết Trương Đnh ti Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tn cùng vi 127 lính tp Công giáo vây bt Nguyn Trung Trc ti đo Phú Quc. Như vy, riêng mt mình y đã sát hi được hai nhà cách mng kháng chiến ni tiếng ti Nam Kỳ. Y được Pháp trao tng Bc Đu Bi Tinh cho hai chiến công ln này! " =>  (TK tô đậm màu vàng)

23.  ------------------------------ ------------------------------ --------------
24.   
25.  Kính thưa quý Đồng hương và Quý vị quan tâm
26.   
27.  1) Viết như trên, TK tôi không biết ông Diêu... "muốn" ca ngợi, tôn vinh ông Trương Công Định là "Anh Hùng Dân Tộc", hay ông đang "chế diễu, mỉa mai" khi đề cao Huỳnh Công Tấn ..."riêng mt mình y đã sát hi được hai nhà cách mng kháng chiến ni tiếng ti Nam Kỳ" ???

Như Quý vị đã biết; để sát hại cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 2/1/1963... Mỹ đã phải huy động toàn lực; 
28.   
29.  a) Bật đèn xanh, bao che cho bọn đạo tặc khoác áo "Thầy chùa" Thích Trí Quang +++ khuấy động về mặt Tôn giáo, 
30.  b) "Giật dây" đám chính khách salon và thành phần thứ ba gây nhiễu loạn chính trị, chống chính phủ Diệm "đàn áp tôn giáo" (sic)
31.  c) bỏ tiền mua chuộc những tên "tướng lãnh cao cấp tham danh hám lợi" đứng ra làm đảo chánh...=> https://www.youtube.com/watch? v=IDgLN9aodVg
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhHVwHIxzGgIIQIbWKxiIO5t9mGEWBiYqWzLARrzKv8ihNCaStGKSjCX-_G64IVxuq0x_jIsDixeJ28rKgLF_HlAoXHFNGfUc7DGLn5cUMo_I2xQNapJEuM3K4ItX-2o4am92gfWkJ-fK_C22o-qXmC8xVP5FYpoz8lcqD57D6oxpA=s0-d-e1-ft&pid=Api
32. 
!  
33.   
34.  => Nếu ông Diệm "không vì tiết kiệm xương máu" mà ra tay đánh trả, hoặc chủ ý thoát nạn chờ thời...thì ông đã không bị chết thảm (?)
35.   
36.  Ấy vậy mà  "Huỳnh Công Tấn ... chỉ cần 127 "lính tập Công giáo", đã vây bắt được Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc...". Phải chăng ông Diệu muốn nóiHuỳnh Công Tấn (người Công giáo (?) là một tướng tài giỏi??? (mt mình y đã giết được hai nhà cách mng kháng chiến "ni tiếng" ti Nam Kỳ)
37.   
38.  2) Có thật "Huỳnh Công Tấn là một người Công giáo" ???
39.   
40.  TK tôi tìm kiếm, lục lọi, tìm hiểu xem "Huỳnh Công Tấn" là con người thế nào, thân thế ra sao... Nhưng trong các tài liệu dưới đây, không có chỗ nào nói  "Tấn là người Công giáo" cả;
41.   
Lãnh Binh Tấn (1837 –1874) tên thật Huỳnh Tấn hay Huỳnh Văn Tấn, còn gọi là Huỳnh Công Tấn; là một cộng sự đắc lực của thực ...
43.   
Chương 13: Huỳnh Công Tấn và “cậu hai Miêng”: Cây đắng sanh trái ngọt?, Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ, Tác giả Hứa Hoành, Tiểu ...
45.   
47.   
48.  .... mà chỉ có Sáchhiếm của Trần Quang Diệu....(híc híc híc) ... với những bài viết của "đám trí thức nửa mùa" (nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi)...những kẻ chuyên bịa đặt, xuyên tạc, viết bố láo để vu cáo, đổ tội cho "Người Công giáo"... hầu lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin vào phe cánh,... tiếp tay cho csvn trong mưu đồ triệt hạ GHCG tại VN...? 
49.   
50.  Thiết nghĩ, nhóm người của ông Diệu đang làm những việc không tưởng "Dã tràng xe cát biển Đông, bọ hung vo cục thì trông nỗi gì"!

51.  Hễ những kẻ nào tiếp tay cho Pháp, hoặc cùng Pháp đánh VC, là chúng dán ngay cho cái nhãn hiệu ... "Công Giáo" (?) Híc hic híc 
52. 
Không biết vua Tự Đức và các ông Phan Thanh GiảnLâm Duy Hiệp có phải là "Người Công Giáo" hay không, mà lại ký hoà ước (Nhâm Tuất 1862) giao 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường ... cho Pháp nhỉ???
53.   
54.  Hẳn đọc những gì Sáchhiếm, Giaođiểm viết,... chắc là các sử gia như các ông; Trần Gia Phụng, Vũ Ngự Chiêu, Minh Võ, Nguyễn Văn Lục... cũng phải phì cười đến.... "xì hơi"?
55.   
56.  Trân trọng
57.  Phạm Trung Kiên
Phản Hồi Đến Con Chiên Phạm Trung Kiên Về Những Tội Ác Của Những Giáo Giặc Ngoại Bang và Những Người "Công Giáo" Việt Nam Đối Với Tổ Quốc Và Đồng Bào.

Hai ngày cuối tuần có dịp phải đi hơi xa với lũ cháu. Khi về, tắm rửa, ăn uống đâu đó thì ngồi vào bàn và mở hộp thư ra thử xem có điều gì liên quan mà mình nghĩ là cần phải phản hồi chăng (?).

À đây! - Trong một chuỗi điện thư, có con chiên “Công giáo” Phạm Trung Kiên? Thật là chán, nhưng nếu làm ngơ, bỏ qua thì không được. Đồng thời, nó cũng toát ra ý hướng: Tốt! Vì đó là một trong những cơ hội:

Này con chiên Phạm Trung Kiên!
          Tại chuỗi điện thư, khởi đầu là bài biên soạn của tác giả Bảy Hiền nói về người Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định đã bị bọn Việt gian theo giặc giết chết. Nhằm chia sẻ tiếp theo nội dung biên soạn của tác giả Bảy Hiền, tôi chuyển thêm một bài biên khảo có liên quan đến Chủ đề, mà tác giả là một nhân vật + với những nội dung như thế này:

“Nhân đấy, khi đề cập đến người Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định, tôi, Trần Quang Diệu cũng xin chuyển tiếp bài biên khảo sau đây của tác giả Charlie Nguyễn Bùi Văn Chấn (Ông Chấn là cựu Chủng sinh thuộc Giáo hoàng Chủng viện Bùi Chu - Phát Diệm kim Thiếu tá Thẩm phán Tòa án Quân sự VNCH) nói về người "Công giáo" Huỳnh Công Tấn là kẻ đã phục kích (bao vây, bắn tỉa, đánh úp, xáp lá cà,... đều cùng vào một dạng của một trận đánh - nhấn mạnh thêm!) giết chết Trương Định tại Gò Công và; chúng kéo nhau cùng một bọn Việt gian vong nô ra đảo Phú Quốc bao vây bắt hành quyết luôn người Anh Hùng Nguyễn Trung Trực (Mà, với bọn xâm lăng, tính luôn bọn giáo giặc ngoại bang thì khỏi nói, còn lại, hầu như toàn là lũ Việt gian theo đạo “Công giáo”, gồm Chủng sinh lẫn tân tòng - nhấn mạnh thêm):
  1. "Huỳnh Công Tấn là một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một mình y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này! " = một bài mà khởi đầu là những nội dung như thế này:
"Nếu lấy năm 1533 làm cái mốc đầu tiên về sự có mặt của đạo Công giáo trên đất nước Việt Nam thì tới nay (2003), Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có 470 năm lịch sử. Trong chiều dài thời gian gần 5 thế kỷ có khoảng hơn bốn thập niên trong nửa cuối thế kỷ 19 (1852-1884) là thời gian thăng trầm, phức tạp và ô nhục nhất trong giáo sử Công giáo Việt Nam. Đó chính là thời gian các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris và khoảng 600,000 giáo dân đã tích cực giúp cho thực dân Pháp hoàn thành dễ dàng cuộc xâm chiếm Việt Nam và mau chóng bình định lãnh thổ để áp đặt nền thống trị lên dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm.
Những gì đã xảy ra trước và trong quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã khẳng định rằng: các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris đã chủ động tạo ra cớ cho cuộc can thiệp võ trang của Pháp vào Việt Nam. Sử gia Pháp Georges Coulet đã viết trong tác phẩm của ông Cultes et Religions de l’Indochine Annamite (Saigon, p. 99) như sau: “ Thiên  Chúa giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và đã là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEi2ysfW2clviVsuskEv37MBa3oeuFDQfEvk25Q3PgQSyZoEE9aYmtlbNIiMNLWBFAPfZstiye8J5Q-lg6EO3LR_idfLzRnouC_tipCs8uXZodc2VQL8nS06N24NysZlj6LXPncsezdztl2a=s0-d-e1-ftSuốt thời gian giặc Pháp đô hộ, danh dự của tổ quốc Việt Nam đã bị xỉ  nhục nặng nề, sinh mạng và tài sản của nhân dân bị quân địch xâm phạm nghiêm trọng. Đây là những vết hằn lịch sử khó có thể xóa mờ trong ký ức của mọi người Việt yêu nước. Lịch sử mất nước của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 gắn liền với sự có mặt của Hội Thừa Sai Paris - một công cụ mở rộng nước Chúa của Vatican, đồng thời cũng là một công cụ mở rộng thuộc địa của thực dân Pháp. Sát cánh với Hội Thừa Sai Paris là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào thời điểm đó đã hiện nguyên hình là một tập đoàn Việt gian bán nước theo giặc, trắng trợn phản bội Tổ Quốc.
Việc dựng lại một cách chân xác giai đoạn thăng trầm của lịch sử mất nước ô nhục đó không phải là chuyện dễ dàng vì các sử liệu về giáo sử Công giáo Việt Nam còn lưu lại ở Việt Nam rất hiếm hoi. Nhưng một sự may mắn đã đến với chúng ta là sử gia Patrick J.N. Tuck, người Ấn Độ, giáo sư sử học tại đại học Liverpool (Anh Quốc) đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm các tư liệu liên quan đến các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai Pháp và các chính sách của đế quốc tại Việt Nam từ 1857 đến 1914.
Tất cả các tài liệu lịch sử quí giá này đều là những tài liệu do chính văn khố của Hội Thừa Sai Paris cung cấp. Đây là một món quà tinh thần quí giá cho những ai hằng thao thức tìm hiểu giáo sử Công giáo Việt Nam. Bộ sưu tập tài liệu về Hội Thừa Sai Paris của sử gia Patrick J.N. Tuck được viết bằng Anh ngữ dưới tựa đề “French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam 1857-1914” do Liverpool University Press xuất bản tại Anh Quốc năm 1987. Bản dịch Việt ngữ do UBĐKCGYNVN/TP.HCM thực hiện và phổ biến năm 1989 dưới tựa đề: “Thừa Sai Công Giáo Pháp và các chính sách của dế quốc tại Việt Nam 1857-1914”.
(...)
Tội Ác bán nước theo giặc của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEj7ixEzV3F1PKu-543LRylDo-sEpPShbFomhE-BuSk361vOFK9YN7B_0hJf00eusCHcNs1IeVX1iz87P3anESKgIpstG59QZRz-CMUMRlZVYPcaZXMg9uJ3czIOrdVM8OmelmnMGsaRstEswi_JW79sUoWmIm9GhoI=s0-d-e1-ftVào nửa cuối thế kỷ 19, có khoảng 600,000 người Việt Nam đã mù quáng đi theo tôn giáo lạ mang tính chất vong bản. Họ đã dễ dàng lìa bỏ nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trước khi Pháp đổ quân xâm chiếm Việt Nam, những người Công giáo được coi là những công dân lầm lạc vì nhẹ dạ và ngu dốt nên Triều Đình và nhân dân Việt Nam không nỡ ra tay tiêu diệt họ. Nhưng kể từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1856, đa số giáo dân Công giáo đã trắng trợn ra mặt theo giặc và phản bội Tổ Quốc.
Hiện tượng đầu tiên là nhiều ngàn giáo dân rời bỏ Bắc Kỳ kéo vào Đà Nẵng xin đi lính tập cho Pháp. Đô đốc Rigault de Genouilly tiếp nhận họ tại Sơn Trà và huấn luyện họ tại đây. Sau đó, Genouilly đã tuyển chọn 6000 người trong số họ để nhập vào liên quân Pháp-Tây Ba Nha đánh chiếm Saigon.
Trong công cuộc xâm chiếm và bình định Việt Nam, thực dân Pháp đã được giáo hội Công giáo Việt Nam hỗ trợ tích cực mọi mặt. Trong số các tín đồ Việt gian, có những nhân vật rất nổi tiếng sau đây :
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEig9kWiqxul-3eyFFOcYpTU6nYhOXMAagpqWbVJBX1um3TbU8yRqtWHmkdIOyqRawcbk004MIWXmxs8S2h6wfllanSbQJp41kVUfVjvontMDp6W708XLaKJU8vJa6bjxYRRnl3mGxdC7k8EvPJVKmsaXA0gsY3RffU48i4YUbobJdo=s0-d-e1-ft
Tổng đốc Phương
1. Tổng Đốc Phương, tức Đỗ hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEiqwsgd9ht_cR_tfog-1bQaRYXj0901fg4EHEOiJ6gF0NC3TfYvI033hk-awURCfgALaCJyr_awXjHuOZrk0gJPEHJP8gTvPCKD86fYqwoLM5oALKMw4m13hy6NIcAzcK7Tbp9Wgd8mN-GLgKYpllARFzvz5oEcRQva=s0-d-e1-ft
Trần bá Lộc.
2. Trần Bá Lộc, sinh năm 1834 trong một gia đình Công giáo tại Long Xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner tổ chức chuyên việc lùng quét các nhóm quân kháng chiến. Sau khi tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong chức tổng đốc Rạch Giá. Y là tên đại Việt gian được Pháp tín nhiệm trao nhiệm vụ triệt hạ phong trào kháng chiến từ Quảng Nam đến Phan Thiết. Với nhiệm vụ này, Trần Bá Lộc đã giết hại khoảng 25 ngàn người Việt yêu nước.
3. Trần Tử Ca, nguyên là một người bên lương, sinh trưởng tại Gò Vấp. Lúc đầu y đi theo kháng chiến, nhưng sau đó y theo đạo, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc chống lại Tổ Quốc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865, y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh miền Tây. Đêm 9-2-1885, Ca bị nghĩa quân giết chết .
4. Huỳnh Công Tấn là một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một mình y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này !
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEiBpQb-NDM5N3SPkGyv_te1WXMld68EsL_26Zn1lSH3tvsT7Vi9K0QYY4_DTyeL1hGuJkAAds1QAdsQeX4T8J3WfpqcTtfyWhqCYdSHdLfgxOT07CL0xerU-a6GG9NeWRlzKgvWEyFbPEuqq4Zvz-lGg6RdAFFAEsRrQQ1bl3M=s0-d-e1-ft
5. Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định.Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.
Vài điều trình bày trên đây chỉ là bản phác họa một cách trung thực những giai đoạn của Việt Nam vong quốc sử hồi nửa cuối thế kỷ 19. Đây là điều cần thiết để nhắc nhở toàn dân Việt Nam phải luôn  luôn đề cao cảnh giác phòng ngừa những thế lực ngoại bang cùng tay sai bản địa lấy danh nghĩa tôn giáo để xâm lăng chủ quyền và phá hoại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Riêng đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hai tổ chức này không thể phủ nhận trách nhiệm trong việc họ đã cấu kết với thực dân Pháp chống lại nước Việt Nam gần một thế kỷ (từ giữa tk 19 dến gần giữa tk 20). Gần đây, Giáo Hoàng đã thú nhận những tội lỗi của Vatican đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới. Còn bao giờ thì Giáo hội Công giáo Việt Nam mới lên tiếng tạ tội với dân tộc về những lỗi lầm trong quá khứ đối với Tổ Quốc ?"  >
Dẫn ra như thế, làm tôi nhớ và lục ra một nơi khác có những nội dung như thế này:

Việt gian Tạ Văn Phụng:
“Tự Đức muốn đàm phán trên thế mạnh để khỏi bị kẻ thù áp đặt, như thực tế đã bao lần chứng minh. Ý định ấy đáng ca ngợi và làm vinh dự cho nhà vua; nhưng không may cơ cấu chế độ quân chủ chuyên chế đang đè nặng lên đất nước Việt Nam lúc này không thuận lợi chút nào cho trách nhiệm của nhà vua. Vua Tự Đức luôn luôn nghi ngờ lòng thành thật của người Pháp nên không tỏ ra có thái độ hòa giải. Trước cuộc nổi loạn của Tạ Văn Phụng ở Bắc Kỳ, được các giáo sĩ Tây Ban Nha ủng hộ, vua càng trở nên cứng cỏi trong thái độ của mình, xuống chỉ cho các quan hàng tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ những người theo đạo Kitô (vì nó luôn mang tâm cảnh phi dân tộc, mà hễ đã phi dân tộc thì nó sẽ phản dân tộc, vì bởi chúng tự nguyện làm “thần dân của thành Rome - ngoại bang Vatican La mã giáo – tqd): đàn ông, đàn bà, ông già, tất cả phải khắc lên da thịt của mình những dấu hiệu riêng cho phép người ngoài phân biệt người Kitô giáo với tất cả những người dân khác. Những làng không công giáo phải được giám sát chặt chẽ để tránh sự “lây lan” do những cuộc tiếp xúc xảo trá. Các giáo sĩ (ngoại quốc? – tqd), cũng như linh mục (bản địa VN? – tqd), phải bị truy nã quyết liệt, bị bắt giam, và quản chế nghiêm ngặt.”  (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, “Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam – 1858-1897” –  1995, trang 61).
Việt gian Paulus Thy:
Là một cựu phiên dịch của lãnh sự quán Pháp tại Hải Phòng, “hàm tri huyện”, tên Paulus Thy này cầm đầu một nhóm 32 giáo dân Bắc Kỳ cùng ông ta. Ngày 22.2.1879, Paulus Thy thảo ra một bản thỉnh cầu , xin ‘sự bảo hộ của nước Pháp’, bằng cách “giải phóng Bắc Kỳ” khỏi “ách” của chính phủ triều Nguyễn. Sau bức thư thỉnh nguyện này, sẽ là một âm mưu tiếp theo, nhằm thiết lập một nền “Cộng Hòa Bắc kỳ”. Một cuộc nổi dậy đã được sắp đặt, nhằm đánh vào thành Nam Định, và chẳng ai ngờ rằng những cuộc “nổi dậy đó” đều được các giáo sĩ Pháp, Tây Ban Nha, và chánh quyền Pháp xúi giục, để lấy đó làm duyên cớ ‘giải phóng Bắc kỳ’, khi thời cơ đến.
Lẫn trốn vô Nam kỳ, ở tại Thủ Dầu Một, ngày 8.12.1881, Paulus Thy, lại một lần nữa, đưa một thỉnh nguyện thư cho Le Myre de Vilers, cầu xin Pháp can thiệp… để ‘tuyên bố Bắc kỳ độc lập, dưới sự che chở của một liên minh vĩnh cửu với nước cộng hòa Pháp…” (sđd, tr 242).”


Vậy mà con chiên Phạm Trung Kiên không chịu chú ý, không chịu đọc toàn bài  để nói đại là:
        “Ông Trần Quang Diệu viết;..."Huỳnh Công Tấn là một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một mình y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này! " =>  (TK tô đậm màu vàng)” ?
Khỏi cần thắc mắc về thời gian trên 10 năm qua, ngoài con chiên Phạm Trung Kiên, không ai làm được chuyện bác bỏ được những nội dung mà ông cựu Chủng sinh thuộc Giáo hoàng Chủng viện Bùi Chu - Phát Diệm kim Thiếu tá Thẩm phán Tòa án Quân sự VNCH Charie Nguyễn Bùi Văn Chấn đã biên khảo với những nội dung lên án, tố cáo bọn thừa sai ngoại bang và những Việt gian theo đạo Cato trong việc tiếp tay đắc lực cho giặc Pháp (mà ông Wissai… gần đây đã bực bội mắng bọn giặc ngoại bang đó là “chỉ làm phách chó được với An Nam mà thôi” chứ với Đức thì cả hai lần đều thất bại) đánh chiếm và nghiền nát, dìm chết chủ quyền độc lập của quê hương VN trên bản đồ thế giới.
Con chiên PTK nên nhớ là lịch sử trong thời kỳ Pháp đánh chiếm Việt Nam thì chính thủ lĩnh giặc Pháp (Đô Đốc Page) lúc bấy giờ cũng đã phải công nhận là “không một người Việt Nam nào theo Công giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp”! - http://sachhiem.net/BUIKHA/ BuiKha25b_TVK.php . Ngược lại, cũng lúc bấy giờ, không thể có một người Phật giáo Việt Nam nào (mà cũng có thể nói là kể cả “đạo thờ ông bà” – vì không thể đạp đổ bàn thờ gia tiên, dẹp bỏ cúng giỗ)  mà lại biến thành tay sai cho giặc truy giết những Anh Hùng Ái Quốc bao giờ! Điều đó, thế kỷ 19 khi Pháp xâm lăng Việt Nam, nó chỉ xảy ra bởi bọn phi dân tộc cho nên phản dân tộc = Cato Lamã giáo gốc Việt mà thôi!
Con chiên PTK không phăng ra được “mối nhợ keo sơn” cha con Huỳnh Công Tấn là “Công giáo” như thế nào, nhưng tôi hiểu là cha con Huỳnh Công Tấn rất là Cato Roma:

Việt gian Trần Bá Lộc và cha con Huỳnh Công Tấn.
          - “Trần Bá Lộc sinh tại Cù lao Giêng, lúc bấy giờ thuộc tổng An Toàn, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; đến thời Pháp thuộc đổi thành tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giangtrong một gia đình Công giáo. “
(…)
- “Năm 1859, khi Pháp tấn công Sài Gòn, Trần Bá Lộc còn đang chèo ghe từ nơi ở đến Mỹ Tho bán cá cho quân đội Pháp. Sau nhờ quen biết giáo sĩ Marc, ông hàng Pháp (1861), rồi ba tháng sau làm cai mã tà đóng tại Chợ Gạo (Mỹ Tho).”
(…)
“Lược kê một số thành tích của ông đối với thực dân Pháp:
·         Tham gia trận Đồng Tháp Mười (đánh Võ Duy Dương) vào tháng 4 năm 1866.
·         Truy bắt Nguyễn Trung Trực ở đảo Phú Quốc năm 1868.
·         Đàn áp quân làm "ngụy" (thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương) ở phía Trà Đư (hay Trà Sư?) Châu Đốc năm 1868.
·         Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt (1868-1871) ở Cai Lậy (Mỹ Tho).
·         Hành quân vào mật khu Bảy Thưa-Láng Linh (Châu Đốc) của Trần Văn Thành năm 1871.
·         Tháng 2 năm 1872, nghĩa quân Cầu Vòng do Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao chỉ huy đã phục kích giết chết Tham biện Vĩnh Long là Salicetti. Trần Bá Lộc liền xua quân đến tàn sát dân làng và thiêu rụi nhà cửa của họ, vì "tội" chứa chấp "bọn phiến loạn"[7].
·         Bắt sống Thủ Khoa Huân tại Chợ Gạo (Mỹ Tho) năm 1875.
·         Đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Miên (Khmer) ở Trà Béc (vùng biên giới Việt-Campuchia) năm 1883.
·         Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương ở Phú Yên năm 1887.
·         Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định năm 1887, v.v...”
          - “Con trai Huỳnh Công Tấn là Huỳnh Công Miên, tức Hai Miên, ông này du học bên Pháp, về xứ lúc đầu theo Phủ Trần Bá Lộc, đánh dẹp phe "Văn Thân" ngoài Thuận Khánh. Sau này nghĩ sao không rõ mà không nhận chức gì, chỉ ngao du ăn xài theo bực công tử. Đi khắp Lục tỉnh, đi đến đâu, ưa đánh lộn bênh vực người mắc nạn, hết tiền vô quan Tây "mượn xài". Quan nể tình cũ ông cha, hằng trợ giúp và dầu phạm pháp cũng không bắt tội. Khi chết được đời nhắc tên trong "vè Cậu Hai Miêng" với danh từ ngộ nghĩnh là "lưu linh miễn tử" [12]”:

Việt gian Huỳnh Công Tấn ra đảo Phú Quốc bao vây bắt Nguyễn Trung Trực:
- “Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.”
(…)
- “Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.”
          Tôi viết dẫn là như vậy đó. Con chiên PTK nên truy cập và theo dõi cho “có cái đầu một chút” khi tên Việt gian Cato Trần Bá Lộc và hai cha con Huỳnh Công Tấn đã tiêu diệt những nghĩa quân Việt Nam ra sao chứ viết như thế này là ngớ ngẩn:
          “1) Viết như trên, TK tôi không biết ông Diêu... "muốn" ca ngợi, tôn vinh ông Trương Công Định là "Anh Hùng Dân Tộc", hay ông đang "chế diễu, mỉa mai" khi đề cao Huỳnh Công Tấn ..."riêng mt mình y đã sát hi được hai nhà cách mng kháng chiến ni tiếng ti Nam Kỳ" ???” ?
Có ai điên ở đâu khi được giặc ban cho làm đến chức “Lãnh binh” mà khi xung trận lại chỉ đi “riêng một mình” chứ hả?
Phải chăng rõ ràng là tác giả Charlie Nguyễn đã nhấn mạnh đến “riêng” con người và cái chức “Lãnh binh” nơi Việt gian Huỳnh Công Tấn đã lập được những “chiến công lớn” như thế cho nên giặc mới ban thưởng “Bắc Đẩu Bội Tinh” (y như Việt gian Linh mục Trần Lục!) và ra lịnh cho xây tượng đài “Lãnh binh Huỳng Công Tấn” (nhưng vào giữa thế kỷ trước thì bị đồng bào yêu nước nổi lên đập phá tan tành) ?
Con chiên PTK từ chuyện Việt gian hai cha con Huỳnh Công Tấn “xọ” sang chuyện Ngô Đình Diệm:
- “Như Quý vị đã biết; để sát hại cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 2/1/1963... Mỹ đã phải huy động toàn lực;” ?


Trần Quang Diệu:
Tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa trở lại Việt Nam năm 1954 (sau khi quân viễn chinh xâm lăng Pháp đầu hàng với người Việt Nam tại chiến  trường Điện Biên Phủ…) nhưng rồi họ có “huy động toàn lực” để đánh ngã (“đả đảo”) và “sát hại” Diệm ra sao thì đó là quyền lực của Mỹ siêu cường, của Mỹ “đồng minh” bao thầu mọi phương tiện chiến tranh cho tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm?
Đó là “thằng nhãi mà họ có được” ở VN, nhưng đến khi họ thấy không còn cần thiết nữa thì họ “dứt” chứ sao? Và rồi có “toàn lực” hay không là do quân đội VNCH lúc bấy giờ, mà lực lượng nòng cốt để vây hãm Dinh Gia Long và Thành Cộng Hòa là Sư đoàn 5 Bộ binh do Đại Tá (cũng con chiên) Nguyễn Văn Thiệu (sau này là Tổng Thống thời “Đệ Nhị VNCH”)  kéo vào Thủ đô từ vùng Đông Bắc Sài gòn và khai hỏa vào lúc 1giờ30 ngày 1.11.1963. Làm cho toàn thể đồng bào đều vui mừng hớn hở. Họ tràn ra đường giăng biểu ngữ  “Hoan Nghênh Cách Mạng Thành Công”, đòi “Trừng Trị Ngô Đình Diệm”? Đó là sự thật!
Phạm Trung Kiên viết:
“a) Bật đèn xanh, bao che cho bọn đạo tặc khoác áo "Thầy chùa" Thích Trí Quang +++ khuấy động về mặt Tôn giáo, “ ?

Trần Quang Diệu:
Đúng là rinh chuyện nọ xọ chuyện kia, kèm theo là thói ngôn ngữ côn đồ vô giáo dục!?
Không có “bọn đạo tặc khoác áo "Thầy chùa" Thích Trí Quang +++ khuấy động về mặt Tôn giáo, “  gì vào lúc ấy cả, mà, tại vì anh em con nhà họ Ngô Đình tam đại Việt gian đã như một số những biểu ngữ thời cuộc lúc bấy giờ: “Cẩn ngu, Nhu ác, Diệm khùng, Thục điên” cho nên mới sinh ra cớ sự bằng đầu rơi máu đổ cho Phật tử xứ Thần Kinh ở đài phát thanh Thừa Thiên - Huế đêm 8.5.1963; bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Chùa Xá Lợi giữa đêm 20.8.1963 và; bắt nhốt hết bộ phận đầu não của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo cho đến sau khi Diệm bị đánh ngã thì họ mới được giải thoát ra bên ngoài xã hội từ nhà giam của Diệm!? 

Phạm Trung Kiên viết:
“b) "Giật dây" đám chính khách salon và thành phần thứ ba gây nhiễu loạn chính trị, chống chính phủ Diệm "đàn áp tôn giáo" (sic)” ?
Trần Quang Diệu:
Anh em Diệm đàn áp tôn giáo ngoài Cato Roma mà là “sic” hả? Anh em Diệm cho tay chân đàn áp tôn giáo ngoài Cato Roma như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo là chuyện rõ ràng, không thể bưng bít, không thể chạy được cái tội “ngu nghiện đạo” (từ của ông Giuse Phạm Hữu Tạo ở Mỹ) Catô cách điên khùng đó! Mà, sau 3.30 chiều 1.11.1963 ông Diệm đã nói với ông Trung Tướng Trần Văn Đôn là “Tôi tính ngày hôm nay tuyên bố cải tổ chính phủ” (nghĩa là sẽ không có đàn áp Phật giáo nữa) nhưng ông Đôn lập tức bác bỏ: “Thưa Cụ muộn quá rồi!”.


Phạm Trung Kiên viết:
 “c) bỏ tiền mua chuộc những tên "tướng lãnh cao cấp tham danh hám lợi" đứng ra làm đảo chánh...” ?

Trần Quang Diệu:
Như trên đã nói, lực lượng nòng cốt nhắm đến việc đánh ngã chế độ nhà Ngô tam đại Việt gian là lính VNCH Sư đoàn 5 Bộ binh do con chiên Nguyễn Văn Thiệu làm Tư lệnh. Và ông Thiệu là Tổng Thống VNCH từ năm 1967 đến 1975. Ngày 1.11. trở thành ngày Quốc Khánh thời Đệ Nhị VNCH. Đó là sự thật!
Phạm Trung Kiên viết:
“Nếu ông Diệm "không vì tiết kiệm xương máu" mà ra tay đánh trả, hoặc chủ ý thoát nạn chờ thời...thì ông đã không bị chết thảm (?)” ?


Trần Quang Diệu
Với câu viết rẻ giá đến như thế của con chiên PTK mới thật làm cho người ta phải dùng ký hiệu “sic” là mới đúng! Tại sao?
Với sự “chuẩn bị từ bấy lâu nay” (từ năm 1960, nghĩa là từ sau 11.11.1960 anh Diệm lừa gạt lính Nhảy Dù về việc cải tổ chính phủ…) “đã đến lúc phải thi hành” (lời của ông Trung Tướng Trần Văn Đôn). Như thế, lúc đó, ngoài Sư đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến còn có lính và Thiết giáp của Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3; Phi cơ từ Phi trường Tân Sơn Nhất đã bay lên bắn yểm trợ cho bộ binh; Chiến đoàn Thiết giáp ở Trung tâm Vạn Kiếp Vũng Tàu đã kịp vào tới nơi; từ Phi trường Phan Rang gọi cho HĐTL là nếu cần chiến đấu cơ vào tiếp ứng thì họ sẽ cho cất cánh; lính ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thì đã “dứt” Tư lệnh Hải quân Hồ Tấn Quyền v.v… Dưới Mỹ Tho thì Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH Trần Văn Đôn đã lịnh cho Đại Tá Bùi Đình Đạm phải giao Sư đoàn 7 qua cho Đại Tá Nguyễn Hữu Có, và ông Có đã ra lịnh kéo hết tàu thuyền từ phía Bên Tre sang bên Mỹ Tho, làm cho lính Sư đoàn 9 của Đại Tá Bùi Dinh không thể vượt qua sông kéo lên Sài gòn cứu giá (như Trần Thiện Khiêm ngày 11.11.1960) v.v… thì làm gì anh em Diệm lúc đó có thể cựa quậy chứ hả con chiên Phạm Trung Kiên?
Đây là câu viết láo xược và nhảm nhí: “Nếu ông Diệm "không vì tiết kiệm xương máu" mà ra tay đánh trả, hoặc chủ ý thoát nạn chờ thời...” ?
Hai ông Diệm Nhu ra lệnh cho lính bảo vệ Dinh Gia Long xả súng làm cho Đại Úy Thiết Giáp Bùi Ngươn Ngãi chết ngay trong đợt tấn công đầu tiên tại Dinh Gia Long chứ Diệm “tiết kiệm xương máu” gì? Trong bối cảnh đó, nếu Tổng Tư Lệnh Diệm không cho phép thì thằng nào dám đưa đạn lên nòng và giơ súng bóp cò? Diệm Nhu cố sức gọi điện thoại tìm gặp những nhân vật mà ông cho là trung thành (để hy vọng họ sẽ làm chuyện cứu giá như 11.11.1960) nhưng không gặp được ai hết chứ Diệm Nhu “tiết kiệm xương máu” gì? Đặc biệt, sau đây mới là mưu toan độc ác, gói trọn cung cách ô nhục của anh em Diệm chứ con chiên Phạm Trung Kiên ngày nay đừng có mà bày đặt suy đoán tào lao rằng Diệm “tiết kiệm xương máu” (“Treo cổ nó trên đường Công Lý” chứ ở đó mà “tiết kiệm xương máu”):
Ông Nhu đã tỏ vẻ coi thường khi nhận được báo cáo đầu tiên về những đoàn quân tiến về dinh Tổng Thống. Ông tin rằng việc tấn công nầy nằm trong chiến lược của ông nhằm phát giác và tiêu diệt những người đối nghịch của ông.
Theo kế hoạch của ông Nhu thì vài đơn vị trung thành của ông sẽ chiếm vài nơi trọng yếu tại thủ đô. Lúc đó ông và ông Diệm sẽ bay ra Vũng Tàu. Chỉ vài ngày sau, tình trạng lộn xộn và không luật lệ đó sẽ mở ngõ cho kẻ thù của chính quyền vào. Các đơn vị trung thành với chế độ đánh chiếm lại. Lúc đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy (Sài Gòn – tqd).
Một việc không may cho anh em nhà Ngô là ông Nhu đã nhờ Tướng Tôn Thất Đính thực hiện kế hoạch nầy. Trước đó (cũng trong chiều ngày 1.11.1963 - tqd) ông Nhu có điện thoại cho ông Đính nhưng không gặp. Sau đó ông ta có liên lạc với vài tướng lãnh mà ông nghĩ trung thành với chế độ, nhưng cũng không gặp ai cả. Lúc đó, ông mới biết là đảo chánh có thật” - (Trần Văn Đôn, Việt Nam Nhân Chứng, Xuân Thu, USA, 1989, tr 270).

Trần Quang Diệu