Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

CT> Những que diêm ẩm ướt Đặng-Quang-Chính

Những que diêm ẩm ướt

Có một câu ví nghe hay hay "Một cây thông làm nên hàng ngàn cây diêm quẹt, nhưng chỉ một que diêm có thể đốt cháy cả rừng thông" (không nhớ nguyên văn). Nhưng, hiện nay những "que diêm" hải ngoại đã bị làm ẩm ướt. 

Tại sao?
Từ sau năm 1990 đến nay, số lượng người Việt ở nước ngoài về thăm lại VN, đã lên đến số lượng đáng kể. Chuyện đó có gì đáng nói? Họ có 1001 lý do để về. Cũng như họ có 1001 lý do để rời bỏ đất nước VN, ra đi với tính cách gọi là tị nạn chính trị. Cũng dĩ nhiên, trong 1001 ra người vượt biên, không biết có đến 10% là có lý do chính đáng. Chương trình hành động chung của Cao ủy tị nạn LHQ (CPA) được thực hiện vào những năm cuối 1980, đưa đến việc thanh lọc, nhằm loại bỏ những người rời VN vì lý do kinh tế. Kết quả không quá 20% được chấp nhận là ra đi vì lý do chính trị (nếu không lầm, có trại tị nạn, con số đó thấp hơn 10%).


Giả dụ con số về VN là 100.000 người, những người VN ở lại, không về thăm gia đình, tại khắp các nước Tây Phương là 10.000 người. Con số đó lớn không? Chưa kể số người tích cực, luôn dấn thân vào các hoạt động tranh đấu tại nước ngoài, còn thấp hơn nhiều. Có thể đến con số mà không ai muốn nghe nói đến. Nhưng, chính con số tích cực đó đã khiến cuộc tranh đấu tại nước ngoài còn tồn tại đến ngày hôm nay. 

Đó chính là những que diêm có thể tạo nên đám cháy lớn tại VN. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là, họ sẽ là những người trực tiếp tạo nên đám cháy. Bây giờ, mọi người đều thấy rõ, sự phản kháng trong nước mới là động lực chính và trực tiếp. Bên ngoài, chỉ có vai trò hỗ trợ. Nhưng buồn cười là, có những tổ chức cứ tự xem họ sẽ là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi tại quê nhà. Và có những cá nhân ăn theo, cứ tưởng mình không về mới thật là chống Cộng. Thực tế cho thấy, có những người tự khoe thành tích chống Cộng theo cách đó... rồi cũng về, cũng qua lại nước ngoài. Và chẳng chết "thằng Tây" nào! Sau 43 năm, từ ngày 30.04.75, Cộng đảng có người của họ tại khá nhiều quốc gia. Nơi nhiều nơi ít mà thôi. Nếu muốn, họ có thể còn làm thêm đôi vụ Trịnh xuân Thanh nữa (!)?. Họ, nếu không muốn cho ai về, họ không cấp visum. Nếu cần, họ chận tại phi trường tại VN và buộc người họ không cho phép về, quay trở lại nước sở tại. 


Vấn đề là, họ cho ai đó về và không cho về đều nằm trong tầm kiểm soát nào đó. Dĩ nhiên, người được cho về, dù là Đỗ Hoàng Điềm của đảng VT, sẽ làm được gì? Không có lực lượng, không có các nhóm dân sự xã hội, Điềm về VN và qua lại cũng như là đi du lịch mà thôi. Nên nhớ, sự tranh đấu trong nước mới là lực chủ động. Sự tranh đấu tại nước ngoài, nhất là tranh đấu theo kiểu Bất bạo động, chỉ là làm để làm kiểng, xem chơi!

Bây giờ, không nói về Điềm, nói về một nhân sự nào đó của VT. Hay của đài SBTN, chẳng hạn. Đài này cho người của mình về làm những phóng sự tại VN. Lợi? Nếu những vụ "10.000 quân kháng chiến" được nói đúng sự thật. Còn nếu chỉ là những phỏng vấn có tính giựt gân, câu thêm khách cho đài thì cũng chẳng ích lợi gì cho việc chung. Đó chẳng qua là sự phân chia lợi ích của một bên là Đảng, một bên là một tổ chức mang danh chống Cộng.


Vậy thì, nếu đã có 100.000 người về (thí dụ) mà chỉ có 100 người về có chủ đích (dù trong hay ngoài một tổ chức), điều đó chẳng có gì hại cho việc chung. Vấn đề chỉ là, 100 hay 10 người đó có thể là tác nhân khiến cho những diêm quẹt trong nước được bùng phát hay không.

Vào những năm 1980, để xâm nhập vào lãnh thổ VN, Trần văn Bá, Võ Đại Tôn đã tiêu tốn bao nhiêu công sức. Trần Văn Bá đã đổi việc ấy bằng mạng sống của mình. Ông Tôn đã bị nhiều năm tù với tra tấn và hành hạ. Bây giờ, bất cứ cá nhân nào, về nước với chủ đích của riêng mình (của tổ chức mình) xem ra như dễ dàng hơn thời đó. Còn chuyện những cá nhân này làm được gì, việc ấy để cơ quan tình báo của Cộng đảng làm việc. Chúng ta không cần mất thì giờ làm việc giúp cho họ. 

Nếu chúng ta gắt gao như có vẻ theo dõi và dè bỉu đối với những trường hợp đó, e rằng, chúng ta đã vô tình làm ẩm ướt những que diêm của chúng ta.



Đặng Quang Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét